Mức hỗ trợ này nằm ngoài mong đợi của Ngọc Anh, bởi lẽ dù đã chuẩn bị khá kỹ, nhưng em đánh giá, hồ sơ của mình không có quá nhiều thành tích, giải thưởng nổi bật.
“Điều em thể hiện được trong hồ sơ, có lẽ là những định hướng rõ ràng để ban tuyển sinh “đọc” được em là người thế nào”.
Khẳng định mình bằng các hoạt động ngoại khóa
Ngọc Anh bắt đầu tìm hiểu về Trường ĐH Washington and Lee khi được giới thiệu ngôi trường này nằm ở một vùng đất khá bình yên. Tại đây, số lượng sinh viên tương đối ít, hầu hết đều dưới 20 người/lớp.
“Việc chọn trường để học khá quan trọng vì đây sẽ là nơi gắn bó với mình trong suốt 4 năm. Đó phải là ngôi trường có sứ mệnh phù hợp, có môi trường sống và học tập phù hợp với tính cách của mình.
Ở ĐH Washington and Lee, em có thể tham gia vào các hoạt động leo núi, chạy bộ, đạp xe đạp xung quanh trường. Mọi thứ đều lôi cuốn và hấp dẫn em”.
Lê Ngọc Anh (học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam)
Yêu thích ngành Quản trị kinh doanh, trong hồ sơ của mình, Ngọc Anh đã thể hiện sự nghiêm túc khi nghiên cứu kỹ về trường cũng như ngành học này.
Mất 2 tháng tập trung làm hồ sơ, nhưng nữ sinh đã phải chuẩn bị từ rất lâu trước đó.
“Em biết, có những trường luôn mong muốn tìm kiếm những cá nhân đặc biệt. Nhưng tại ngôi trường này, điều họ kỳ vọng ở ứng viên là những cá nhân sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng”.
Trong danh sách dài những hoạt động mà Ngọc Anh tham gia, hầu hết đều hướng về người lao động và những em bé kém may mắn.
Đó là hoạt động gây quỹ bằng việc tổ chức hội chợ đồ cũ kết hợp với hội chợ ẩm thực được Ngọc Anh thực hiện vào năm 2019. Qua một mùa hè, nhóm của Ngọc Anh đã quyên góp được hơn 70 triệu đồng.
Cho rằng, việc dùng số tiền này để xây một căn bếp giúp trẻ em Sapa được học nấu ăn như một nghề sẽ bền vững hơn rất nhiều, nhóm của Ngọc Anh xây một căn bếp và mời những đầu bếp nhà hàng tại Lào Cai làm giảng viên đứng lớp, đào tạo cho các em nhỏ.
Kỳ vọng của cô gái 17 tuổi là giúp các em nhỏ sau này có thể làm việc trong các nhà hàng, khách sạn tại Sapa thay vì phải đi xin tiền từ những người dân du lịch.
Ngọc Anh giành được học bổng 6,6 tỷ trong 4 năm của trường đại học Mỹ.
Tại trường Ams, Ngọc Anh là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Làm bánh và Câu lạc bộ Cờ vua. Em từng cùng bạn bè tham gia dạy làm bánh cho những trẻ em mồ côi tại chùa Hương Lan (Chương Mỹ, Hà Nội); dạy làm bánh cho những trẻ em khuyết tật ở Thuận Thành (Bắc Ninh).
Em còn khởi xướng một dự án làm nước rửa tay để tặng cho người lao động, người cung cấp thực phẩm tại một số chợ và điểm cách ly trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp.
Ngọc Anh cho rằng, mặc dù điểm yếu trong hồ sơ của mình là không có các giải thưởng quốc gia, quốc tế nhưng em đã cố gắng khẳng định mình bằng rất nhiều hoạt động ngoại khóa có tác động xã hội.
“Em nghĩ từ những hoạt động ngoại khóa ấy, ban tuyển sinh có thể “đọc” được con người em khá rõ ràng”.
“Bài luận không tô hồng, em là chính em”
Trường ĐH Washington and Lee không phải ngôi trường duy nhất Ngọc Anh nộp hồ sơ và được chấp nhận.
Bí quyết để giành được thư đồng ý từ các trường Mỹ, theo Ngọc Anh, một phần vì em không dùng chung một bài luận cho tất cả.
“Mỗi trường đều sẽ có tôn chỉ riêng. Vì thế, em đã dành thời gian tìm hiểu về từng trường và đặc điểm riêng biệt để viết cho phù hợp. Em nghĩ rằng, ban tuyển sinh sẽ dễ dàng nhận ra một ứng viên có thực sự tâm huyết và tha thiết với trường hay không chỉ thông qua bài luận.
Bên cạnh đó, các ý trong các bài luận khác nhau cũng không nên lặp lại. Ví dụ, trong bài luận thứ nhất đã viết về một hoạt động nào đó rồi thì trong bài luận khác cũng không nên nhắc thêm về hoạt động đó nữa”.
Ngọc Anh chọn theo học ngành Quản trị kinh doanh.
Một bí quyết khác giúp ban tuyển sinh nhận ra ứng viên phù hợp giữa hàng ngàn bài luận, theo Ngọc Anh, là “bài luận không nên tô hồng; em phải là chính em”.
“Em nghĩ rằng hãy cứ sống thật với bản thân, có gì viết nấy sẽ tốt hơn việc tưởng tượng và viết ra những lời lẽ sáo rỗng, thiếu chân thực. Vì thế, mỗi khi đặt bút viết, em đều luôn nghĩ những điều đó có thực sự đúng với bản thân em không, và những điều đó có thực sự là điều nhà tuyển sinh đang tìm kiếm không”.
Trong bài luận của mình, Ngọc Anh đã chọn chủ đề về gia đình. Đó là mối quan hệ với chị gái – người trước đây em không thực sự thân thiết, nhưng cả hai đã cùng nhau trải qua nhiều hoạt động ý nghĩa và trở nên hiểu nhau hơn.
Cũng trong bài luận ấy, Ngọc Anh đã nhắc đến một hoạt động kinh doanh nhỏ mà hai chị em cùng làm. Việc làm này giúp em hiểu hơn về ngành Quản trị Kinh doanh, biết việc kiếm tiền rất khó và biết trân trọng đồng tiền hơn.
Ngọc Anh (áo vàng, hàng 1) cùng các bạn trong lớp.
“Về quy trình, đầu tiên em sẽ lên dàn ý, vạch ra tất cả những gì mình có thể nghĩ được. Em viết bao nhiêu tùy thích mà không cần quan tâm đến giới hạn từ. Sau đó, em sẽ cắt dần những ý không thực sự hay và cần thiết đi. Khi có một dàn ý thực sự ưng ý rồi, em sẽ viết hoàn chỉnh, nhờ các anh chị đi trước, thầy cô đọc và sửa lại về văn phong, ý tưởng”.
Có giai đoạn, Ngọc Anh bị áp lực và chán nản. Một số bài luận khi viết ra em rất tâm đắc nhưng lại được nhận xét là không thực sự trúng với câu hỏi.
Rất nhiều lần phải viết lại toàn bộ, qua rất nhiều bản nháp, Ngọc Anh mới hài lòng với những nét phác họa về con người mình thông qua những câu chuyện mà em chia sẻ.
Ngọc Anh cho rằng, bài học lớn nhất là việc cần phải sắp xếp thời gian hợp lý.
“Trước đó, em quá sa đà vào các hoạt động ngoại khóa nên không tập trung vào các bài thi chuẩn hóa. Lần đầu thi SAT em chỉ đạt 1.400 điểm. Điều đó khiến em rất hoảng loạn.
Tiếp đó, kỳ thi SAT lại bị hủy tới tận tháng 10 vì Covid-19. Tới lần thi thứ 3, khi sát những ngày cuối của quá trình nộp đơn, em mới đạt được 1.540 điểm. Sau cùng, em nhận ra rằng, việc sắp xếp thời gian hiệu quả cùng một chiến lược rõ ràng sẽ giúp em trải qua một “mùa apply” nhẹ nhàng hơn”.
Thúy Nga
Yêu thích Triết học, luôn tự đặt câu hỏi về mọi khía cạnh trong cuộc sống,… những thắc mắc ấy đã đi vào bài luận và giúp Giang Huyền Anh giành được học bổng tới 67.000 USD/năm đến ĐH Chicago (xếp thứ 6 nước Mỹ).
" alt=""/>Bí quyết giành học bổng 6,6 tỷ từ ĐH Mỹ của nữ sinh trường AmsVị thuyền trưởng của Seoul E-Land, biết đến cựu tiền đạo HAGL khi còn dẫn dắt Hà Nội FC tại V-League 2021, không che giấu sự kỳ vọng dành cho Văn Toàn.
“Tuy một trong những học trò cưng của ông Park Hang Seo lúc còn dẫn dắt tuyển Việt Nam, không có lợi thế chiều cao (chỉ cao 1m70) nhưng Nguyễn Văn Toàn được trông đợi sẽ dẫn dắt hàng công của Seoul E-Land mùa này nhờ ưu điểm tốc độ và kỹ năng tuyệt vời”, tờ Sports Seoul viết.
Tờ này cũng trích lời HLV trưởng Park Choong Kyun: “Văn Toàn là một tiền đạo có cá tính. Tôi hy vọng những ưu thế của cậu ấy sẽ giúp ích rất nhiều cho Seoul E-Land trong mùa giải phía trước. Có lẽ do có thời gian làm việc lâu với HLV Park Hang Seo nên Văn Toàn thích nghi và hòa nhập rất nhanh cùng Seoul E-Land”.
Trong khi đó, chia sẻ trước truyền thông Hàn Quốc trong ngày 14/2, Văn Toàn cho hay: “Tôi chọn đến với K-League là do ảnh hưởng từ thầy Park Hang Seo. Tôi cũng đã biết đến HLV Park Choong Kyun dù chỉ trong thời gian ngắn và tôi đã đưa ra quyết định của mình.
Tôi đã gắn bó với HAGL 15 năm, thấy đến lúc cần một sự thay đổi và thử thách mới”.
Văn Toàn cũng chia sẻ thêm, lời động viên từ thầy Park, rằng nếu anh luôn giữ được niềm tin vào bản thân cũng như cải thiện được sức mạnh thể lực vì K-League rất tốc độ thì có thể gặt hái thành công.
Tiền đạo tuyển Việt Nam cho biết, anh vẫn đang học tiếng Hàn Quốc nhưng có một vấn đề hiện phải đối mặt chính là thời tiết lạnh giá. Theo lời Văn Toàn thì “ở Việt Nam chưa bao giờ lạnh như vậy”.
" alt=""/>HLV trưởng Seoul ECông chúa Charlotte Casiraghi nổi tiếng với vẻ ngoài ưa nhìn, có thành tích học tập xuất sắc, giỏi thể thao và thông thạo 3 thứ tiếng.
Charlotte Casiraghi đỗ thủ khoa trong kỳ thi tú tài ở Pháp năm 2004. Sau đó, cô ghi danh vào trường Lycée Fénelon ở Paris. Năm 2007, Công chúa Charlotte lấy bằng cử nhân Triết học tại ĐH Paris-Sorbonne, hoàn thành hai khóa thực tập ở một nhà xuất bản ở Paris và tạp chí Sunday. Tháng 10/2009, công chúa Charlotte hợp tác sáng lập tạp chí thời trang Ever Manifesto.
Công chúa Hy Lạp- Maria Olympia (sinh năm 1996) là con gái duy nhất của thái tử Hy Lạp Pavlos và công nương Marie Chantal Miller.
![]() |
Công chúa Hy Lạp - Maria Olympia |
Khi học nội trú ở Thụy Sĩ, Maria học Lịch sử nghệ thuật và Thiết kế đồ họa. Nhờ có năng khiếu và đam mê với thời trang, cô trở thành thực tập sinh của thương hiệu thời trang Dior khi mới 17 tuổi. Năm 2016, cô đến New York, Mỹ, học nhiếp ảnh tại trường Parsons School of Design.
Công chúa Hy Lạp từng là người mẫu của nhiều tạp chí danh tiếng và xuất hiện trên sàn diễn của thương hiệu thời trang Dolce & Gabbana.
Công chúa Luxembourg- Alexandra (sinh năm 1991) là con gái duy nhất của bá tước Henry và nữ bá tước Maria Teresa.
![]() |
Công chúa Luxembourg - Alexandra |
Năm 2009, công chúa Luxembourg hoàn thành chương trình trung học, lấy bằng Tú tài Nghệ thuật và Văn học loại ưu và du học. Sau khi hoàn thành chương trình Nghiên cứu tâm lý và Khoa học xã hội ở Mỹ, cô tiếp tục đến Paris lấy bằng cử nhân Triết học.
Năm 2017, công chúa Alexandra được trao bằng thạc sĩ về Nghiên cứu liên tôn giáo tại trường Irish School of Ecumenics.
Cô thông thạo tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Luxembourg, có thể giao tiếp bằng tiếng Đức và Italia.
Công chúa Nhật Bản- Mako (sinh năm 1991) là con gái lớn của Hoàng tử Akishino và Công nương Kiko.
![]() |
Công chúa Nhật Bản - Mako |
Năm 2014, cô tốt nghiệp ĐH Cơ đốc giáo Quốc tế Tokyo, chuyên ngành Nghệ thuật và Di sản văn hóa. Sau đó, Cô đến Vương quốc Anh và lấy bằng thạc sĩ về Nghiên cứu Bảo tàng tại ĐH Leicester năm 2016. Ngoài ra, cô từng học Lịch sử nghệ thuật tại ĐH Edinburgh (Scotland).
Công chúa Mako có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và có nhiều hoạt động liên quan cộng đồng người khiếm thính ở Nhật Bản.
Công chúa Nhật Bản- Kako (sinh năm 1994), là em gái của công chúa Mako.
![]() |
Công chúa Nhật Bản - Kako |
Sau khi hoàn thành chương trình học tại ĐH Cơ đốc giáo Quốc tế Tokyo, công chúa Kako tiếp tục học ngành Nghệ thuật biểu diễn và Tâm lý học tại ĐH Leeds (Anh). Cô từng là sinh viên trao đổi tại ĐH Leicester (Anh) trong khoảng một năm.
Mako còn có năng khiếu chơi thể thao và biết sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
Công chúa Thụy Điển- Madeleine, là con thứ 3 và cũng là con gái út của Vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf.
![]() |
Công chúa Thụy Điển - Madeleine |
Cô nghiên cứu khoa luật học cơ bản và có được một chứng nhận kỹ thuật máy tính của châu Âu. Ngoài ra cô còn nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, lịch sử dân tộc.
Cô thông thạo 3 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp. Công chúa còn học về tâm lý học của trẻ em.
Phương Chitổng hợp
Bằng cách cúi xuống ngang tầm mắt để nói chuyện với con, công nương Kate Middleton có thể giúp con giữ bình tĩnh, cảm thấy an toàn và được yêu thương.
" alt=""/>Học vấn của các nàng công chúa xinh đẹp, nổi tiếng thế giới